Theo cách hiểu thông thường, thiên đường là chốn cực lạc, nơi mọi loài được làm theo ý thích của mình. Khổ nỗi, sở thích mỗi loài mỗi khác. Lắm khi thiên đường của loài này là địa ngục của loài khác.
Hiểu cách nào đó, Ấn Độ là thiên đường của loài vật, nơi con người là bạn bè chứ không phải là kẻ thù của chúng.
Đến Ấn Độ, tôi mới biết “Anh Bảy chà là da đen” của Hãng kem đánh răng Hynos trước 1975 ở Sài Gòn là người châu Phi. Người Ấn Độ mũi cao, tóc suôn, mắt to chứ không phải tóc quăn, mũi to, môi dày như vậy. Người Ấn chỉ ăn thịt gà nên xứ sở này là thiên đường của các loài vật khác. Cứ từng bầy, vô tư thoải mái, sống chung với con người mà không bị xua đuổi hay săn bắt. Tìm hiểu kỹ mới hay, loài vật cũng phân chia địa giới, kiểu như phường xã của con người. Nếu đối phương, dù là đồng loại xâm phạm, lập tức có chiến tranh. Loài vật biểu tượng của Ấn Độ là hổ Bengal và chim công nhưng chỉ thấy trong mấy sở thú vì chúng sống trong các vườn quốc gia. Loài sống nhiều nhất ở Ấn Độ là quạ và khỉ.
Quạ, loài chim khỏe, đen tuyền, chuyên ăn xác thối và hạt. Nhờ ăn bẩn nên chúng góp phần dọn vệ sinh môi trường cho con người. Quạ Ấn Độ to như gà vườn, trên dưới 1,5 kg, lông láng mượt, đi đâu cũng gặp, từ quê đến phố. Chúng đậu trên dây điện, nhìn từ xa như những nốt nhạc buồn giữa trời xanh. Có nơi đen đặc bãi rác. Thi thoảng thấy chúng đứng chờ đèn đỏ ở các ngã tư như muốn xin ăn hoặc... đi nhờ xe. Lũ quạ khôn ra phết. Khi không có xác thối, chúng ăn hạt. Dù mỏ khỏe cũng không thể mở hạt cứng. Thế là chúng tha hạt, rải lên đường, phía trước đèn giao thông. Xe chạy qua, bóc vỏ hộ. Gặp đèn đỏ, xe dừng lại, chúng ung dung ra chén. Tết Ấn Độ, gọi là Tihar, vào giữa tháng 11, có ngày cúng lễ quạ rất trang trọng. Quạ còn biết dùng mỏ, quặp cây để chọc cho sâu bọ bò ra ăn lót dạ. Quạ nổi tiếng nhớ mặt và thù dai, biết kết bầy để xua đuổi kẻ thù và bảo vệ lãnh thổ.
Ấn Độ cũng là vùng đất hứa của các hậu duệ Tôn Ngộ Không. Nếu trên trời đầy quạ, thì dưới đất ngập khỉ. Dân Ấn xem khỉ là hậu duệ của thần Hanuman trong sử thi Ramayana. Ra đường, đi đâu cũng gặp khỉ. Từ đường đất đến xa lộ và cả tàu điện ngầm. Chỗ nào có người là nơi đó có khỉ. Chúng sống chung với dân cư, thoải mái xài đồ chùa, từ trái cây đến thức ăn và bánh kẹo. Nhiều người còn nhịn ăn đãi khỉ, như kiểu cúng dường cho các nhà sư khất thực. Nhiều nhà phải làm lưới chống khỉ đột nhập trộm cắp và phá phách. Chiếc Innova 7 chỗ, chở tôi và vợ chồng anh Lộc, chị Ngọc đi phượt bị méo cốp trước, mất kính chiếu hậu trái, rạn kính xe vì va phải khỉ. Tài xế bảo, xe hư mà khỉ chẳng hề hấn gì. Đoàn cũng một phen khiếp vía khi chú khỉ tổ chảng đột ngột phóng qua đường, may mà thắng kịp, xe trượt khét lẹt. Không chỉ phá phách đồ đạc và xe cộ, chúng còn giành ăn và cắn người, quấy nhiễu du khách. Một số khỉ còn bắt chước con người, ghiền cà phê, thuốc lá và cả rượu bia, say xỉn quậy tưng bừng. Khoảng 50% dân thủ đô New Delhi từng bị khỉ cắn. Ở các vùng quê, con số phải trên 70%. Phó thị trưởng Sawinder Sigh Benjwa chết vì khỉ vào năm 2007. Vậy mà chúng vẫn được yêu thương. Có người còn tổ chức đám cưới cho khỉ linh đình.
Đền vàng (bang Punjab, Ấn Độ) là điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ Sikh, cũng là điểm du lịch nổi tiếng thế giới - Ảnh: Wikipedia
Ấn Độ là đất thánh của bò, khắp hang cùng ngõ hẻm, từ thủ đô tráng lệ đến từng hộ gia đình, bò thân thiết như thành viên trong nhà. Khác với khỉ quậy phá, quạ ồn ào; bò đủng đỉnh, sống chậm và vô lo như người dân Ấn. Có bò được mặc áo, có nhà hẳn hoi; còn bình thường chúng sống tự do, ăn ngủ, thải... đâu cũng được. Bò Nandin là linh vật thần Shiva (thần hủy diệt, một trong ba vị thần của Hindu) thường cưỡi, là “Mẹ của quá khứ và tương lai”, cung cấp sữa nuôi sống con người và giúp trị bá bệnh. Bò ở Ấn Độ, còn hơn cả VIP, ai cũng phải nhường đường, nhường chỗ, kể cả nguyên thủ quốc gia. Bò cũng là nguyên nhân của vô số nạn kẹt xe vớ vẩn khi nổi hứng nằm ngang giữa đường. Nhiều nước xem thịt bò là thực phẩm số 1 còn Ấn Độ thì ngược lại, không ai dám ăn. Ăn thịt bò là phạm thượng, khi thần. Chỉ dám dùng chất thải của hậu duệ thần Nandin là nước tiểu và phân để chữa... bá bệnh, từ cảm mạo đến ung thư. Có vẻ như đó là cách chữa bệnh bằng niềm tin tôn giáo, vì theo sách Hindu cổ “phân bò tươi có tác dụng diệt vi khuẩn và chữa lành vết thương, làm sạch lớp da chết và tăng tuần hoàn máu”.
Từ phân bò, người Ấn còn chế biến thành xà bông, dầu gội đầu, kem đánh răng, nhang thờ, nhang muỗi... Nước tiểu bò, có thể uống tươi (cứ như bia hơi!) chữa bệnh hoặc chưng cất thành nước giải khát Gau Jal (nước bò) tuyệt hảo. Về các vùng quê Ấn Độ, chỗ nào cũng thấy thiên hạ dùng tay nhào phân tươi trộn rơm, làm thành bánh tròn thay chất đốt, đuổi côn trùng. Hoặc ốp ngoài tường đất và gạch để điều hòa nhiệt độ và trang trí, vừa lạ mắt, vừa hiệu quả. Bò Ấn Độ to khỏe, nom giống như trâu. Xưa, bò kéo xe, kéo cày. Giờ, cày đã có máy, bò chỉ kéo xe cho vui. Qua đây, tôi mới biết lễ hội đua bò hằng năm ở vùng Bảy Núi, An Giang và vùng Tây Sumatra, Indonesia có nguồn gốc từ Ấn Độ. Lễ hội đua bò ở Ấn Độ quyết liệt hơn, đường đua luôn ngập nước nên rất hào hứng. Các nài đua là những lực điền khỏe mạnh, chứ không chỉ là các bạn trẻ, nhẹ cân như ở Việt Nam. Nài bò dùng cả roi, tay chân và miệng cắn đuôi thúc bò về đích trong tiếng reo hò phấn khích vang dội của đám đông.
Qua đây, tôi mới biết lễ hội đua bò hằng năm ở vùng Bảy Núi, An Giang và vùng Tây Sumatra, Indonesia có nguồn gốc từ Ấn Độ
Ấn Độ cũng là đất thánh của nhiều loài vật khác như heo, sóc, dê, chuột, chó, chim rừng... không thấy heo nhà, chỉ thấy heo rừng lông thẳng đứng, chạy lúp xúp từng bầy, nghênh ngang trên các bãi rác, chẳng thấy ai hỏi han đe dọa. Sóc Ấn Độ bé xinh, nhảy nhót khắp nơi. Nhiều con dạn dĩ sà vào tay khách đùa giỡn, nhất là quanh các thánh tích Phật giáo. Dê được nuôi như bò, để lấy sữa, ở chung nhà, có khi ngủ chung phòng với người. Thi thoảng gặp mấy người đi xe đạp, cõng dê sau lưng dạo chơi.
Chuột có mặt khắp nơi và không bị săn đuổi. Thậm chí có cả đền thờ chuột hoành tráng ở thành phố Deshnoke. Đền Karni Mata, hơn trăm tuổi, nồng nặc mùi chuột, là vương quốc của mấy chục ngàn quân nhà “tí”. Chúng dạn dĩ, tự nhiên, coi người như tôi tớ, có nhiệm vụ vỗ béo chúng hằng ngày bằng thức ăn và sữa tươi. Mái trần của đền được giăng lưới để bảo vệ họ nhà tí khỏi sự tấn công của chim và rắn. Vào đền phải thành kính, chỉ đi chân đất. Thấy chuột bạch hoặc được chuột chạy lên chân càng nhiều càng tốt. Ăn đồ thừa của chuột được xem là may mắn. Đền không dành cho người yếu bóng vía và sợ chuột. Đã có du khách Việt té xỉu, đè chết mấy con chuột thiêng, rất rắc rối. Chó ở đây toàn loại chó hoang, mập tròn và lờ đờ, uể oải nằm phơi nắng. Buổi tối, tôi thích dạo chơi và chiêm nghiệm trên những con đường Phật từng đi qua ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bohd Gaya). Dừng chân ngồi nghỉ dưới gốc bồ đề, những chú chó tới cạ người làm quen trong khuya vắng. Đôi mắt buồn hiền ngoan nhưng tôi cứ sờ sợ, không biết chúng có được chích ngừa không.
Chim chóc thì suốt ngày líu lo, chỗ nào có cây là có chim. Thuở nhỏ, tôi đã nghe nói nhiều về các phù thủy Ấn Độ, làm phép với rắn hổ mang. Qua đây, chả thấy. Phượt suốt 2 tuần mà không gặp rắn. Sen là quốc hoa của Ấn Độ nhưng thuộc loại hàng hiếm. Thay vào đó là vạn thọ, vàng đến lóa mắt, cứ như bông giả, có mặt khắp nơi. Xoài và tre là quả và cây biểu tượng của Ấn Độ cũng rất ít thấy. Trái cây phổ biến là chuối già. Mấy vùng tôi qua, chỉ toàn cây thốt nốt, nhiều hơn cả Campuchia. Lạ là toàn thốt nốt đực, không thấy trái, không ai lấy nước làm đường. Tôi nói đùa “Hay tại cây trồng trên đất Phật nên cũng đi tu?”. Lái xe cười bảo “Cây chỉ ra trái theo mùa. Người Ấn hái trái ăn chơi chứ không có giá trị kinh tế”.
Ấn Độ còn rất nghèo nhưng có lẽ là đất nước duy nhất mà con người sống thân thiện với loài vật. Chúng không bị phân biệt đối xử, dù người Ấn có nhiều giai tầng. Con người không phải là kẻ thù diệt chủng của loài vật. Loài vật ở đây sinh sản, tồn tại và chết như trong điều kiện tự nhiên hoang dã vốn có từ ngàn xưa. Nếu loài vật có trí khôn và biết suy nghĩ, chắc chắn chúng sẽ ồ ạt “vượt biên” qua Ấn Độ, bởi đây chính là thiên đường của loài vật, trừ gà.
Đến Ấn Độ, tôi mới biết “Anh Bảy chà là da đen” của Hãng kem đánh răng Hynos trước 1975 ở Sài Gòn là người châu Phi. Người Ấn Độ mũi cao, tóc suôn, mắt to chứ không phải tóc quăn, mũi to, môi dày như vậy. Người Ấn chỉ ăn thịt gà nên xứ sở này là thiên đường của các loài vật khác. Cứ từng bầy, vô tư thoải mái, sống chung với con người mà không bị xua đuổi hay săn bắt. Tìm hiểu kỹ mới hay, loài vật cũng phân chia địa giới, kiểu như phường xã của con người. Nếu đối phương, dù là đồng loại xâm phạm, lập tức có chiến tranh. Loài vật biểu tượng của Ấn Độ là hổ Bengal và chim công nhưng chỉ thấy trong mấy sở thú vì chúng sống trong các vườn quốc gia. Loài sống nhiều nhất ở Ấn Độ là quạ và khỉ.
Quạ, loài chim khỏe, đen tuyền, chuyên ăn xác thối và hạt. Nhờ ăn bẩn nên chúng góp phần dọn vệ sinh môi trường cho con người. Quạ Ấn Độ to như gà vườn, trên dưới 1,5 kg, lông láng mượt, đi đâu cũng gặp, từ quê đến phố. Chúng đậu trên dây điện, nhìn từ xa như những nốt nhạc buồn giữa trời xanh. Có nơi đen đặc bãi rác. Thi thoảng thấy chúng đứng chờ đèn đỏ ở các ngã tư như muốn xin ăn hoặc... đi nhờ xe. Lũ quạ khôn ra phết. Khi không có xác thối, chúng ăn hạt. Dù mỏ khỏe cũng không thể mở hạt cứng. Thế là chúng tha hạt, rải lên đường, phía trước đèn giao thông. Xe chạy qua, bóc vỏ hộ. Gặp đèn đỏ, xe dừng lại, chúng ung dung ra chén. Tết Ấn Độ, gọi là Tihar, vào giữa tháng 11, có ngày cúng lễ quạ rất trang trọng. Quạ còn biết dùng mỏ, quặp cây để chọc cho sâu bọ bò ra ăn lót dạ. Quạ nổi tiếng nhớ mặt và thù dai, biết kết bầy để xua đuổi kẻ thù và bảo vệ lãnh thổ.
Ấn Độ cũng là vùng đất hứa của các hậu duệ Tôn Ngộ Không. Nếu trên trời đầy quạ, thì dưới đất ngập khỉ. Dân Ấn xem khỉ là hậu duệ của thần Hanuman trong sử thi Ramayana. Ra đường, đi đâu cũng gặp khỉ. Từ đường đất đến xa lộ và cả tàu điện ngầm. Chỗ nào có người là nơi đó có khỉ. Chúng sống chung với dân cư, thoải mái xài đồ chùa, từ trái cây đến thức ăn và bánh kẹo. Nhiều người còn nhịn ăn đãi khỉ, như kiểu cúng dường cho các nhà sư khất thực. Nhiều nhà phải làm lưới chống khỉ đột nhập trộm cắp và phá phách. Chiếc Innova 7 chỗ, chở tôi và vợ chồng anh Lộc, chị Ngọc đi phượt bị méo cốp trước, mất kính chiếu hậu trái, rạn kính xe vì va phải khỉ. Tài xế bảo, xe hư mà khỉ chẳng hề hấn gì. Đoàn cũng một phen khiếp vía khi chú khỉ tổ chảng đột ngột phóng qua đường, may mà thắng kịp, xe trượt khét lẹt. Không chỉ phá phách đồ đạc và xe cộ, chúng còn giành ăn và cắn người, quấy nhiễu du khách. Một số khỉ còn bắt chước con người, ghiền cà phê, thuốc lá và cả rượu bia, say xỉn quậy tưng bừng. Khoảng 50% dân thủ đô New Delhi từng bị khỉ cắn. Ở các vùng quê, con số phải trên 70%. Phó thị trưởng Sawinder Sigh Benjwa chết vì khỉ vào năm 2007. Vậy mà chúng vẫn được yêu thương. Có người còn tổ chức đám cưới cho khỉ linh đình.
Đền vàng (bang Punjab, Ấn Độ) là điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ Sikh, cũng là điểm du lịch nổi tiếng thế giới - Ảnh: Wikipedia
Từ phân bò, người Ấn còn chế biến thành xà bông, dầu gội đầu, kem đánh răng, nhang thờ, nhang muỗi... Nước tiểu bò, có thể uống tươi (cứ như bia hơi!) chữa bệnh hoặc chưng cất thành nước giải khát Gau Jal (nước bò) tuyệt hảo. Về các vùng quê Ấn Độ, chỗ nào cũng thấy thiên hạ dùng tay nhào phân tươi trộn rơm, làm thành bánh tròn thay chất đốt, đuổi côn trùng. Hoặc ốp ngoài tường đất và gạch để điều hòa nhiệt độ và trang trí, vừa lạ mắt, vừa hiệu quả. Bò Ấn Độ to khỏe, nom giống như trâu. Xưa, bò kéo xe, kéo cày. Giờ, cày đã có máy, bò chỉ kéo xe cho vui. Qua đây, tôi mới biết lễ hội đua bò hằng năm ở vùng Bảy Núi, An Giang và vùng Tây Sumatra, Indonesia có nguồn gốc từ Ấn Độ. Lễ hội đua bò ở Ấn Độ quyết liệt hơn, đường đua luôn ngập nước nên rất hào hứng. Các nài đua là những lực điền khỏe mạnh, chứ không chỉ là các bạn trẻ, nhẹ cân như ở Việt Nam. Nài bò dùng cả roi, tay chân và miệng cắn đuôi thúc bò về đích trong tiếng reo hò phấn khích vang dội của đám đông.
Qua đây, tôi mới biết lễ hội đua bò hằng năm ở vùng Bảy Núi, An Giang và vùng Tây Sumatra, Indonesia có nguồn gốc từ Ấn Độ
Ấn Độ cũng là đất thánh của nhiều loài vật khác như heo, sóc, dê, chuột, chó, chim rừng... không thấy heo nhà, chỉ thấy heo rừng lông thẳng đứng, chạy lúp xúp từng bầy, nghênh ngang trên các bãi rác, chẳng thấy ai hỏi han đe dọa. Sóc Ấn Độ bé xinh, nhảy nhót khắp nơi. Nhiều con dạn dĩ sà vào tay khách đùa giỡn, nhất là quanh các thánh tích Phật giáo. Dê được nuôi như bò, để lấy sữa, ở chung nhà, có khi ngủ chung phòng với người. Thi thoảng gặp mấy người đi xe đạp, cõng dê sau lưng dạo chơi.
Chuột có mặt khắp nơi và không bị săn đuổi. Thậm chí có cả đền thờ chuột hoành tráng ở thành phố Deshnoke. Đền Karni Mata, hơn trăm tuổi, nồng nặc mùi chuột, là vương quốc của mấy chục ngàn quân nhà “tí”. Chúng dạn dĩ, tự nhiên, coi người như tôi tớ, có nhiệm vụ vỗ béo chúng hằng ngày bằng thức ăn và sữa tươi. Mái trần của đền được giăng lưới để bảo vệ họ nhà tí khỏi sự tấn công của chim và rắn. Vào đền phải thành kính, chỉ đi chân đất. Thấy chuột bạch hoặc được chuột chạy lên chân càng nhiều càng tốt. Ăn đồ thừa của chuột được xem là may mắn. Đền không dành cho người yếu bóng vía và sợ chuột. Đã có du khách Việt té xỉu, đè chết mấy con chuột thiêng, rất rắc rối. Chó ở đây toàn loại chó hoang, mập tròn và lờ đờ, uể oải nằm phơi nắng. Buổi tối, tôi thích dạo chơi và chiêm nghiệm trên những con đường Phật từng đi qua ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bohd Gaya). Dừng chân ngồi nghỉ dưới gốc bồ đề, những chú chó tới cạ người làm quen trong khuya vắng. Đôi mắt buồn hiền ngoan nhưng tôi cứ sờ sợ, không biết chúng có được chích ngừa không.
Một số hình ảnh lung linh tại Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Ấn Độ còn rất nghèo nhưng có lẽ là đất nước duy nhất mà con người sống thân thiện với loài vật. Chúng không bị phân biệt đối xử, dù người Ấn có nhiều giai tầng. Con người không phải là kẻ thù diệt chủng của loài vật. Loài vật ở đây sinh sản, tồn tại và chết như trong điều kiện tự nhiên hoang dã vốn có từ ngàn xưa. Nếu loài vật có trí khôn và biết suy nghĩ, chắc chắn chúng sẽ ồ ạt “vượt biên” qua Ấn Độ, bởi đây chính là thiên đường của loài vật, trừ gà.
Theo Ihay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét